Những dấu hỏi về cơ chế lây lan COVID-19

Đã đăng vào 23/02/2020 lúc 16:27

Dịch COVID-19 hiện đã lan đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số người nhiễm bệnh và lây lan trong cộng đồng không có mối liên hệ nào với Trung Quốc, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết.

Các bác sĩ một bệnh viện ở Hồ Bắc hội ý phim chụp phổi của bệnh nhân COVID-19. Ảnh: AFP

Không giống như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), virus Corona mới nCoV có chung đặc điểm là tập trung cao trong mũi và cổ họng giống như cảm lạnh thông thường, có khả năng lây lan từ những người không có hoặc không có triệu chứng nhẹ. Điều đó khiến COVID-19 không thể kiểm soát bằng các biện pháp đã giúp ngăn chặn dịch SARS 17 năm trước.

Lây lan bí hiểm

Các thành viên trong một gia đình sống ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam được cho là đã bắt đầu bị lây khi một phụ nữ 20 tuổi mang virus từ Vũ Hán vào ngày 10.1 và lây lan cho mọi người, trong khi bản thân mình không hề có triệu chứng bị bệnh – các nhà nghiên cứu cho biết hôm 21.2 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.

5 người thân sau đó bị sốt và xuất hiện các triệu chứng hô hấp. COVID-19 ít gây tử vong hơn so với SARS – có tỷ lệ tử vong là 9,5%, nhưng có vẻ dễ lây lan hơn. Cả hai loại virus đều tấn công đường hô hấp và đường tiêu hóa, qua đó chúng có khả năng lây lan.

Trong khi hơn 80% bệnh nhân được báo cáo là bị nhẹ và sẽ hồi phục, khoảng 1/7 bị viêm phổi, khó thở và các triệu chứng nghiêm trọng khác. Khoảng 5% bệnh nhân bị nặng, bao gồm suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng.

"Không giống như SARS, nhiễm COVID-19 có mức độ nghiêm trọng rộng hơn, từ không triệu chứng đến triệu chứng nhẹ và bệnh nặng cần thở máy" – các bác sĩ Singapore cho biết trong một bài báo trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ hôm 20.2. "Tiến triển lâm sàng của bệnh xuất hiện tương tự như SARS: Bệnh nhân bị viêm phổi vào khoảng cuối tuần đầu tiên đến đầu tuần thứ hai”.

Diễn biến khó đoán

Người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, như tăng huyết áp và tiểu đường, đã được phát hiện có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn. Tuy nhiên, "kinh nghiệm cho đến nay tại Singapore cho thấy những bệnh nhân không mắc các bệnh mãn tính cũng có thể bị bệnh nặng" – các bác sĩ Singapore nói.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus Corona ở Vũ Hán, đã chết hồi đầu tháng sau khi nhận được dùng kháng sinh, thuốc kháng virus, thở oxy và bơm máu qua phổi nhân tạo.

Bác sĩ Lý Văn Lượng có sức khỏe tốt trước khi bị nhiễm virus và dường như chỉ bị nhẹ cho đến khi phổi bị viêm. Nhưng chỉ 2 ngày sau đó, bác sĩ Lý Văn Lượng đã tử vong – bác sĩ Linfa Wang, người đứng đầu chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Đại học Y Duke-NUS Singapore, cho biết.

Các bác sĩ nghiên cứu một người đàn ông 50 tuổi đã chết ở Trung Quốc vào tháng trước vì nhiễm COVID-19 cho biết, lúc mới bị, bệnh nhân chỉ ớn lạnh và ho khan nên vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng vào ngày thứ 9, người này phải nhập viện trong tình trạng mệt mỏi và khó thở, và được điều trị bằng một loạt các phương pháp điều trị chống vi khuẩn và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.

Ông qua đời 5 ngày sau đó với tổn thương phổi gợi nhớ đến hội chứng hô hấp SARS và MER – các bác sĩ tại Trung tâm y tế số 5 của Bệnh viện đa khoa PLA ở Bắc Kinh cho biết trong một nghiên cứu ngày 16.2 trên Tạp chí Y khoa Lancet. Các xét nghiệm máu cho thấy sự kích hoạt quá mức của một loại tế bào chống viêm nhiễm chiếm một phần của "tổn thương miễn dịch nghiêm trọng”.

KHÁNH MINH

Xem bản gốc báo Lao Động tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2011 - 2016 Đài Phát Thanh và Truyền Hình Khánh Hòa
Giấy phép xuất bản số: 250/GP-TTĐT cấp ngày 28/09/2018

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc
Trụ sở cơ quan: Đường A1, Khu đô thị An Bình Tân, Phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà
Điện thoại: 02583.523158 - Fax: 02583.523158