Seiichi Miyake có cống hiến gì mà được Google Doodle vinh danh hôm nay

Đã đăng vào 18/03/2019 lúc 10:17

Seiichi Miyake – người có phát minh tạo nền tảng giúp thế giới "vẽ đường" cho người khiếm thị. Ông được Google Doodle tôn vinh hôm nay (18.3) khi biểu tượng được đổi thành những khối màu vàng có chấm nổi và sọc.

Seiichi Miyake là ai mà được Google Doodle vinh danh hôm nay

Seiichi Miyake đến từ Nhật Bản, ông nổi tiếng với công trình mang tên "Khối xúc giác" (hay "Gạch tenji", "Gạch xúc giác") dành cho người khiếm thị khi họ tham gia giao thông.

Phát minh của ông đã nhanh chóng lan rộng trên thế giới và trở thành một "cuộc cách mạng" đổi mới mạnh mẽ cách những người khiếm thị đi lại trong không gian công cộng.

Chuyện bắt đầu từ Seiichi Miyake có một người bạn tên Iwahashi Hideyuki – người gần như bị mù bởi một chứng bệnh. Iwahashi nói với Miyake rằng mắt của ông ta sẽ bị mù hẳn trong khoảng 5 đến 6 năm nữa, thông cảm với nỗi đau của bạn, Miyak thường dẫn bạn đi chơi vòng quanh thành phố và một ý tưởng làm một dấu hiệu gì đó dành cho người mù khi đi bộ trên đường đã đến với Miyake.

Miyake bắt đầu xây dựng các khối lát đường từ số tiền mà ông có và sau một thời gian kiên trì làm việc thì Hội người mù của thành phố cũng đã cộng tác với ông.

Đến tháng 3.1962, những tấm lát dành cho người mù lần đầu tiên được giới thiệu ở trường dành cho người khiếm thị thuộc tỉnh Okayama.

Năm 1965, Seiichi Miyake đã dùng tiền của mình sáng chế ra các gạch xúc giác.

Hình ảnh mô tả gạch xúc giác của Seiichi Miyake

Hai năm sau khi gạch xúc giác của Seiichi Miyake ra đời, thành phố Okayama (phía Tây Nhật Bản) là nơi đầu tiên lắp đặt công trình phát minh này dành cho người khiếm thị.

10 năm sau, nhờ lợi ích và tính khả dụng của nó, gạch xúc giác trở thành công trình bắt buộc trong tuyến đường sắt Quốc gia Nhật Bản.

Các quốc gia khác trên thế giới bắt đầu học tập Nhật Bản và lắp đặt gạch xúc giác này nhằm hỗ trợ việc tự di chuyển cho người khiếm thị.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy gạch xúc giác xuất hiện rộng rãi ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và các thành phố của các quốc gia khác như Đức (Frankfurt), Pháp (Paris), Bỉ (Brussels), Hà Lan (Amsterdam), Vương quốc Anh (London)…

Vậy "Gạch xúc giác" hoạt động như thế nào?

Loại gạch xúc giác có chấm tròn: Có tác dụng cảnh báo người khiếm thị về nguy hiểm sắp tới trên đường đi. Chúng được lắp đặt tại các lề đường, các rìa lối băng qua đường, hố ga, sân ga…

Loại gạch xúc giác có thanh bar: Cung cấp khả năng định hướng cho người khiếm thị, để họ biết rằng đang đi theo một con đường an toàn ở phía trước.

Ngoài việc dùng một cây gậy hỗ trợ hoặc gậy trắng để cảm nhận được những khối gạch xúc giác trên, những người khiếm thị có thể tham gia giao thông đường an toàn nhờ sự giúp đỡ của những chú chó dẫn đường hoặc cảm nhận chúng qua đôi giày.

P.MINH (TỔNG HỢP)

(Theo Lao Động)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2011 - 2016 Đài Phát Thanh và Truyền Hình Khánh Hòa
Giấy phép xuất bản số: 250/GP-TTĐT cấp ngày 28/09/2018

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc
Trụ sở cơ quan: Đường A1, Khu đô thị An Bình Tân, Phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà
Điện thoại: 02583.523158 - Fax: 02583.523158