Thế giới có thêm hy vọng với bệnh nhân thứ 3 được chữa khỏi HIV

Đã đăng vào 25/03/2019 lúc 16:14

Bệnh nhân thứ 3 từng dương tính với HIV dường như không còn virus sau khi được ghép tủy xương.

Ảnh: USA Today.

Các bác sĩ cho biết, không còn dấu hiệu nào của HIV sau 3 tháng bệnh nhân ngừng uống thuốc kháng virus.

Trường hợp của “bệnh nhân Dusseldorf” (bệnh nhân thứ 3 được chữa khỏi HIV) đã được báo cáo tại hội nghị khoa học, nhưng các bác sĩ cho biết thêm rằng bệnh vẫn đang trong giai đoạn đầu bị đẩy lùi.

Tại Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng cơ hội ở Seattle (Mỹ), các bác sĩ cho biết, trường hợp thứ ba này mới ngừng thuốc được 3 tháng, nhưng sinh thiết mô lấy từ các hạch bạch huyết và ruột đã không còn dấu hiệu nhiễm trùng.

Phương thức này không chắc là một giải pháp khả thi cho hàng triệu người nhiễm HIV. Một phần là do sự khan hiếm của gen đột biến CCR5 (một loại gen chịu trách nhiệm tổng hợp ra các thụ cảm thể, HIV muốn thâm nhập được vào tế bào người thì cần phải có mặt một thụ cảm thể do gen CCR5 mã hoá), phần khác là do các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấy ghép, đây mới là nguyên nhân chủ yếu.

HIV (màu vàng) tấn công các tế bào miễn dịch của con người (màu xanh) và có thể được ức chế bằng thuốc kháng retrovirus, trước đây người ta cho rằng không có thuốc chữa bệnh. Ảnh: AP

Có thể thấy các tế bào được hiến tặng bị từ chối và chỉ được thử ở những bệnh nhân ung thư máu bị đe dọa đến tính mạng – chẳng hạn như ung thư hạch không Hodgkin như trong trường hợp của bệnh nhân London (bệnh nhân thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi HIV).

Các bác sĩ cho biết họ đang theo dõi một số ít người khác bị nhiễm HIV và sau đó được ghép tủy xương CCR5 nhờ được hiến tặng từ những người có đột biến gen CCR5.

Điều này bao gồm 2 bệnh nhân vẫn đang dùng thuốc kháng retrovirus, vì ngừng dùng thuốc có nguy cơ gây hại cho hệ thống miễn dịch của họ và bị lây nhiễm trở lại.

Nhiều trường hợp đã chỉ ra rằng đột biến gen CCR5 có thể bảo vệ chống lại HIV, các nhà nghiên cứu đã nói rằng việc chèn gen bằng các công nghệ như kỹ thuật chỉnh sửa gen Crispr có thể là cách điều trị khả thi hơn trong tương lai.

THẢO MY

(Theo Lao động)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2011 - 2016 Đài Phát Thanh và Truyền Hình Khánh Hòa
Giấy phép xuất bản số: 250/GP-TTĐT cấp ngày 28/09/2018

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc
Trụ sở cơ quan: Đường A1, Khu đô thị An Bình Tân, Phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà
Điện thoại: 02583.523158 - Fax: 02583.523158