4 trụ cột phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đã đăng vào 23/09/2019 lúc 10:44

Bộ Công Thương chỉ ra 4 trụ cột chính để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ảnh minh hoạ

Trụ cột đầu tiên nhằm tăng cường và hợp lý hoá quản trị và thể chế về chính sách CNHT và thực hiện các chương trình liên kết (cụ thể là một chương trình dành riêng cho phát triển các nhà cung cấp ở Việt Nam) thông qua thành lập một uỷ ban liên ngành về phát triển công nghiệp hỗ trợ, thành viên khu vực tư nhân trong ủy ban, và cung cấp quyền tự chủ và tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối trong việc xây dựng CNHT. Các biện pháp này giải quyết sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa chính phủ và khu vực tư nhân, sự phân mảnh các chính sách và chương trình cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trụ cột thứ hai nhằm thúc đẩy kết nối các tập đoàn đa quốc gia (MNE) và các công ty trong nước bằng cách giảm chi phí tìm kiếm và kết nối cho cả hai phía, thông qua tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin về yêu cầu và cách thức quyết định mua hàng của FDI, phát triển cơ sở dữ liệu trực tuyến chất lượng cao (lấy khu vực tư nhân làm trọng tâm), và thực hiện các dịch vụ kết nối nhà cung cấp tiềm năng với các công ty FDI  mới hoặc hiện có tại Việt Nam. Trụ cột này đề cập cụ thể tới các khó khăn chính và thất bại của thị trường trong kết nối, đặc biệt là thiếu thông tin và thất bại trong phối hợp giữa cung và cầu. 

Trụ cột thứ ba nhằm thiết kế và thực hiện chương trình Phát triển Nhà cung cấp dựa trên nhu cầu (SDP) nhằm nâng cấp doanh nghiệp nội địa trong các ngành trọng điểm có tiềm năng liên kết cao. Trụ cột này tập trung một loạt sáng kiến hỗ trợ theo chiều dọc và chiều ngang trong các lĩnh vực cụ thể cho SDP – bao gồm dịch vụ tư vấn chuyên biệt, kỹ năng quản lý và kỹ thuật, nâng cấp máy móc và đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng nhận về lao động và môi trường – nhằm nâng cao năng lực nội địa.

Hỗ trợ này có thể được cung cấp thông qua việc sử dụng các ưu đãi khuyến khích hành vi nhằm cải thiện, cả các nhà cung cấp địa phương và cả MNE, khuyến khích họ tìm nguồn cung ứng tại địa phương hoặc đầu tư vào đào tạo, nghiên cứu và phát triển cho hệ thống cung ứng địa phương. Một loạt công cụ hỗ trợ có thể sử dụng để cải thiện khả năng vay vốn ngân hàng cho nhà cung cấp nội địa, từ hỗ trợ trực tiếp  đến hỗ trợ tài chính gián tiếp thông qua ưu đãi thuế. Những ưu đãi này phải gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có trọng tâm trọng điểm, và phải giảm thiểu sự biến dạng thị trường (ví dụ, tránh hiện tượng các biện pháp ưu đãi chèn ép, làm thui chột các giải pháp tự thân của thị trường trong phát triển liên kết). Trụ cột này nhằm giải quyết vấn đề năng lực cạnh tranh yếu kém của các nhà cung cấp trong nước.

Trụ cột thứ tư (trụ cột bổ sung) nhằm giải quyết các trở ngại theo chiều ngang trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Những trở ngại này tồn tại đồng thời ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến kỹ năng, năng lực quản lý, đổi mới, và tiêu chuẩn. Do hiện Việt nam đã có các chương trình DNVVN nhằm giải quyết các cản trở kể trên, trụ cột này đề xuất giải quyết một số vấn đề căn bản mang tính hệ thống trong thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

HƯƠNG PHAN

(Theo Lao Động)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2011 - 2016 Đài Phát Thanh và Truyền Hình Khánh Hòa
Giấy phép xuất bản số: 250/GP-TTĐT cấp ngày 28/09/2018

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Người chịu trách nhiệm: Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc
Trụ sở cơ quan: Đường A1, Khu đô thị An Bình Tân, Phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà
Điện thoại: 02583.523158 - Fax: 02583.523158